Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Khi điều trị răng nhiễm Tetracycline có cần phải chữa tủy không?

Đối với một chiếc răng thông thường, bên trong vỏ ngoài cứng của răng có một vùng đặc biệt được gọi là tủy hay buồng chứa dây thần kinh. Buồng tủy chứa một hệ thống các mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh (cũng gọi là tủy) được dẫn từ xương thông qua các ống chân răng vào buồng. Hệ thống này cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào trong răng.

Nếu răng bị chấn thương, sâu răng gây viêm tủy hay răng cần điều chỉnh nhiều (trong trường hợp để phục hình sứ với những răng cần đưa ra hay vô nhiều) thì có thể răng cần phải chữa tủy - lấy gân máu. Sau khi chữa tủy, răng sẽ không còn được cung cấp dinh dưỡng như trước và răng sẽ ngày càng trở nên dòn, dễ mẻ, vỡ...

Nếu hình dung để dễ hiểu bạn có thể so sánh độ bền dẻo giữa một cây đang sống (xanh tươi) với một cây gỗ (cây đã chết ). Có thể thời gian đầu mức độ chịu lực, dẻo dai không chênh lệch đáng kể nhưng sẽ có sự thay đổi lớn sau 5 - 10 năm. Răng sống (răng còn tủy) và răng chết (răng đã chữa tủy) cũng tương tự như vậy. Điều cần lưu ý là một chiếc răng sống của bạn có thể sử dụng và tồn tại suốt đời bạn nếu được chăm sóc đúng cách. Đối với răng đã lấy tủy thì độ bền chỉ trong vòng từ 15 - 25 năm. Càng về sau, răng càng dòn và dễ bị mẻ, vỡ ...đôi khi gãy ngang.

Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định cho phép Bác sĩ chuyên khoa nha khoa điều trị tủy răng hay không.

Với trường hợp phục hình tetracycline, với những Nha khoa và Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, quan tâm thật sự tới lợi ích lâu dài của Khách hàng điều trị thì sẽ tiến hành phục hình trên quan điểm bảo tồn tủy răng tối đa. Dù việc bảo tồn này làm cho việc điều trị cần phải kỹ lưỡng hơn, chăm chút và tốn nhiều thời gian, công sức hơn.

Ngoài ra, trong một số trường hợp sau khi điều trị xong (bọc răng sứ) sau vài hôm, có thể sẽ có một vài răng bị viêm tủy cần chữa trên tổng số từ 16 - 20 răng đã phục hình sứ. Lúc này Bác sĩ sẽ chỉ tiến hành lấy tủy chính răng đó mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền của phục hình.

Do đó, nếu có điều này xảy ra thì bạn cũng đừng quá lo lắng bởi đây vẫn là giải pháp tốt và lâu dài cho sức khỏe của chính bạn.
Điều trị răng nhiễm Tetracycline có đau không?
Trong chúng ta nói chung, không một ai muốn bị đau nhất là đau khi làm răng. Và chúng tôi cũng gặp không ít trường hợp vì sợ đau mà nhiều khách hàng ngại đến nha khoa, đành chấp nhận một hàm răng chưa được thiện cảm và mang lại sự tự tin cần thiết cho chủ nhân khi cười.

Hiểu rõ điều đó nên Nha Khoa  về mặt lâm sàng có trang bị nhiều máy móc mới, hiện đại ... như X.Quang tại chỗ, tay mài - chỉnh răng cao tốc - Hight Speed - với bạc đạn bằng gốm sứ siêu bền, vốn là những phát minh cao cấp dành cho công nghệ vũ trụ của NASA... cùng với sự khéo léo của Bác Sĩ chuyên khoa, âm nhạc nhẹ nhàng... sẽ giúp cho việc điều trị răng miệng trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu hơn rất nhiều so với trước đây. (Nếu quý khách đã từng trải qua các lần làm răng trước đây).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét